This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Những tác hại đáng sợ từ thói quen sử dụng chun buộc tóc

Nhập viện vì đeo chun buộc tóc ở cổ tay

Mới đây, một bệnh nhân người Mỹ tên Audree Kopp nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng và buộc phải phẫu thuật do thường xuyên đeo chun buộc tóc ở cổ tay.

WLKY đưa tin, thói quen đeo chun buộc tóc lên tay khiến Audree Kopp bị nhiễm trùng nặng.

Kopp bị sưng cổ tay trong khi chuyển nhà, nghĩ bị nhện cắn nên đến bệnh viện xin thuốc kháng sinh. Vết sưng ngày càng to và đỏ tấy, Kopp quay lại bệnh viện và hốt hoảng khi bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm vi khuẩn từ chiếc chun buộc tóc kim tuyến hay đeo ở cổ tay.

Câu chuyện của Kopp thu hút sự quan tâm của cộng đồng bởi rất nhiều thiếu nữ có thói quen giống cô.

 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Kopp sau đó đã được phẫu thuật kịp thời và tránh được hiện tượng nhiễm trùng. "Bạn không thể đeo các loại chun buộc tóc lên tay vì chúng sẽ dẫn đến các vấn đề da liễu", bác sĩ điều trị cho Kopp là Amit Gupta cho biết. Vi khuẩn từ dây buộc tóc đã qua lỗ chân lông tấn công cơ thể nữ bệnh nhân, gây ra 3 loại nhiễm trùng.

Đây không phải là lần đầu tiên việc đeo dây chun hay vòng tay bằng chun được cảnh báo gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Vòng đeo tay bằng các loại dây chun bện lại đang là mốt của trẻ em hiện nay có chứa chất vô cùng độc hại. Tại Việt Nam, các loại vòng làm từ thun được bày bán phổ biến trong các tiệm trang sức giá rẻ và trên các trang bán hàng trực tuyến.

Kết quả thử nghiệm của Phòng Khảo thí chất độc Birmingham (Anh) cho thấy, các loại vòng tay bằng dây chun dành cho trẻ em trên thị trường chứa tới hơn 50% hàm lượng phthalates, quá cao so với mức cho phép 0,1%. Phthalates có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khoẻ con người như rối loạn nội tiết tố, giảm tinh trùng, gây viêm vú, tuyến tiền liệt, dị ứng, nghiêm trọng hơn là ung thư buồng trứng và thậm chí gây vô sinh.

Tác hại giật mình từ dây chun

Dị ứng: Phần lớn những chiếc vòng này được làm từ cao su. Theo các chuyên gia, ở điều kiện bình thường, cao su rất dễ gây dị ứng, nhất là với những người có cơ địa nhạy cảm. Đặc biệt, cao su tự nhiên còn có khả năng gây dị ứng cao hơn loại tổng hợp. Nguyên nhân là do các chất trong cao su như rHev b1, rHev b3, rHev b5, rHev b6.01, rHev b6.02… là những chất rất dễ gây dị ứng.

Các biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng với những chiếc vòng này thường là nổi mề đay, mẩn đỏ, rát, khó thở, ngứa da, nặng hơn có thể bị phù mạch, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, thậm chí còn có thể bị sốc phản vệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng. Có người có phản ứng nhanh, nhưng cũng có người gặp phản ứng muộn hơn, khiến cho tình trạng nguy hiểm hơn, việc điều trị bị chậm trễ, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nguy hại từ hóa chất phthalates: Phthalate là một chất gây độc, đã bị Liên minh châu u cấm sử dụng từ vài năm trước. Hiện nay, chất này thường được tái sử dụng trong một số sản phẩm làm từ PVC (nhựa tổng hợp), điển hình là trang sức giá rẻ.

Việc sử dụng những chiếc vòng tay không rõ nguồn gốc, nhất là loại vòng tay nhựa, vòng thun giá rẻ rất nguy hiểm bởi theo một số nghiên cứu, loại vòng này có chứa phthalate. Nó có thể gây ra dị ứng, dẫn đến hen suyễn, rối loạn nội tiết tố, thậm chí còn gây vô sinh và khiến chúng ta bị ung thư.

Cách tốt nhất để phòng tránh những tác hại do phthalate gây ra là tránh sử dụng những sản phẩm có chứa chất này. Do đó, các bạn không nên dùng những chiếc vòng này để tránh mắc phải các căn bệnh nguy hiểm do hóa chất độc hại này gây ra.

Tiềm ẩn những chất độc khác: Ngoài hóa chất phthalate, những chiếc vòng giá rẻ và không rõ nguồn gốc này còn chứa rất nhiều chất độc hại khác. Để làm được những chiếc vòng đó, nhà sản xuất còn dùng đến nhựa, chất hóa dẻo, chất xúc tác, bột màu, bột tan… Đó đều là những hóa chất và phẩm màu công nghiệp, rất dễ gây hại cho cơ thể, nhất là khi sử dụng nhiều quá mức cho phép.

Các chất độc này khi tiếp xúc với cơ thể có thể ảnh hưởng trực tiếp tới da và đường tiêu hóa (khi nuốt phải), ngấm vào máu, đọng lại trên các mô mỡ, gan, thận, về lâu dài sẽ gây ra những căn bệnh nghiêm trọng.

Cách tốt nhất, các bạn không nên sử dụng những chiếc vòng tay giá rẻ, vòng tay không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh những tác hại đối với cơ thể.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Thế nào là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh?

Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn). Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng...Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Vàng da ở trẻ sơ sinh - Khi nào cần điều trị? 1
Chiếu đèn điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
Thế nào là vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh?

Vàng da được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau:

- Vàng da đậm xuất hiện sớm;

- Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng;

- Mức độ vàng toàn thân và cả mắt;

- Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...);

- Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.

Khi có các dấu hiệu vàng da bệnh lý như nói trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị  càng sớm càng tốt.

Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh?

Cho đến nay, tại các khoa sơ sinh, điều trị vàng da sơ sinh bằng 3 phương pháp chính, đó là:

- Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.

- Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.

- Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.

Tùy trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể sử dụng 1 - 2 hay 3 phương pháp cùng lúc.

Chiếu đèn điều trị vàng da được chỉ định khi nào?

Chiếu đèn là sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400 - 500nm, cực điểm 450 - 460nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin (ánh sáng màu xanh dương). Khi chiếu đèn năng lượng, ánh sáng sẽ xuyên qua da, tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu). Chiếu đèn được chỉ định sau 24 giờ tuổi để điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. Cũng có thể chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như: trẻ non tháng, có bướu huyết thanh, sọ to, trẻ có tán huyết...

Chú ý: Khi chiếu đèn, trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, thường xuyên xoay trở mình cho trẻ để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể chiếu đèn liên tục hay cách quãng, với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, khoảng sau 3 giờ, có thể cho trẻ ra ngoài để bú mẹ hoặc thay tã. Ở nơi có điều kiện, các trẻ vàng da bệnh lý mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể thực hiện chiếu đèn tại phòng riêng của mẹ có sự theo dõi của bác sĩ chứ không cần ở phòng cách ly. Thực hiện việc chiếu đèn sớm có tác dụng khi trẻ xuất viện sẽ không còn nguy cơ vàng da nặng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Như trên đã nói, nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời sẽ dẫn đến vàng da nhân, hậu quả là để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí tử vong. Do vậy, tốt nhất để phòng vàng da bệnh lý bằng cách các bà mẹ mang thai cần khám thai định kỳ, đặc biệt, các tháng cuối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non; khi sinh cần đến cơ sở y tế để được cán bộ có chuyên môn theo dõi và đỡ đẻ; Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay.

BS.Trần Minh Nguyệt


Cách phòng ngừa bệnh tay-chân

Báo Sức khỏe&Đời sống cung cấp đến bạn đọc những hỏi đáp về bệnh tay chân miệngTCM và cách phòng ngừa.

Bệnh TCM là gì?

Bệnh TCM là một bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng.

Bệnh Tay chân miệng xảy ra ở đâu?

Trên thế giới, bệnh TCM có thể xảy ra nhỏ lẻ hoặc bùng phát thành dịch. Ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, dịch thường xảy ra quanh năm.

Bệnh TCM xảy ra vài năm một lần tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong những năm gần đây, dịch xảy ra nhiều hơn tại châu Á. Các nước ghi nhận số trường hợp mắc bệnh TCM cao bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam.

Nguyên nhân của bệnh TCM?

Bệnh TCM gây ra do các loại virut thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virut đường ruột khác, trong đó hay gặp là virut đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Virut EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

Người bị lây nhiễm bệnh TCM như thế nào?

Virut gây bệnh TCM có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virut vẫn tồn tại trong phân).

Bệnh TCM không lây truyền từ người tới vật nuôi/động vật và ngược lại.

Ai có nguy cơ mắc bệnh TCM?

Tất cả những người chưa từng bị bệnh TCM đều có nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng không phải ai bị nhiễm bệnh cũng xuất hiện bệnh.

Bệnh TCM xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hầu hết người lớn được miễn dịch, nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh ở thanh thiếu niên và người lớn.

Bệnh TCM nghiêm trọng tới mức nào?

Bệnh TCM thường là một bệnh nhẹ, hầu hết tất cả bệnh nhân hồi phục trong vòng 7 - 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng như: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, thường do virut EV71 gây ra.

Bệnh TCM có những triệu chứng gì?

Thời gian ủ bệnh thông thường từ khi nhiễm bệnh tới khi khởi phát triệu chứng là 3 - 7 ngày. Bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện như:

Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.

1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má.

Phát ban trên da, không ngứa trong 1 - 2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục.

Người bị bệnh TCM có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng.

Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Điều trị bệnh TCM như thế nào?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh TCM. Bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt và giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng.

Cách phòng bệnh TCM?

Cho đến nay, chưa có vaccin phòng bệnh TCM. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

- Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;

- Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng...) với trẻ em bị bệnh TCM cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;

- Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;

- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;

- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;

- Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;

- Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

Nguyễn Hoàng

Tay - chân - miệng

Tay - chân - miệng

(cập nhật liên tục)

Tìm hiểm về bệnh Tay - chân - miệng

Đông y với bệnh tay chân miệngBệnh tay chân miệng vào mùa, nhiều ca biến chứngCách chăm sóc trẻ bị tay-chân-miệng tại nhàHà Nội: Gia tăng bệnh nhi mắc tay chân miệngNgăn chặn sự gia tăng bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệngCách ngừa hiệu quả bệnh tay-chân-miệngCảnh giác với diễn biến khó lường bệnh tay - chân - miệngBỗng nhiên bị mệt, coi chừng bệnh tay chân miệngBùng phát bệnh tay-chân-miệngCách phòng ngừa bệnh tay-chân-miệngThực hiện tốt vệ sinh cá nhân - Giảm thiểu bệnh tay-chân-miệng

Xem toàn bộ thông tin vụ việc

Giúp mẹ phân biệt bệnh sởi và tay chân miệngGiúp mẹ phân biệt bệnh sởi và tay chân miệng7 dấu hiệu dễ nhận thấy của trẻ tự kỷ7 dấu hiệu dễ nhận thấy của trẻ tự kỷBệnh sởi: Những trẻ nào cần nhập viện?Bệnh sởi: Những trẻ nào cần nhập viện?

Công dụng của nếp cẩm với phụ nữ

Gạo nếp cẩm là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các món ăn được chế biến từ gạo nếp như xôi, chè, bánh nhưng khi ăn gạo nếp cẩm, bạn có bao giờ nghĩ mình đang hấp thụ vào cơ thể một bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả chưa?

Trong y học cổ truyền, gạo nếp nói chung có tính ấm, vị ngọt, bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, đặc biệt gạo nếp cẩm còn rất tốt cho máu huyết và tim mạch.

cong-dung-cua-nep-cm-voi-phu-nu

Bổ máu

200 g cơm nếp đã nấu chín có chứa 169 calories; 3,5 g protein; 37 carbohydrate; 1,7 chất xơ; 9,7 cmg selenium và 0,33 gr chất béo, những loại chất này đặc biệt tốt cho máu, nhất là protein.

Trong những loại nếp thường thấy thì đặc biệt có loại nếp cẩm còn được gọi là "bổ huyết mễ" có chứa hàm lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20% cùng 8 loại axit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Do đó, góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khỏe cho cơ thể phụ nữ khi bị mất máu do kinh nguyệt hay sau sinh.

Tốt cho tim mạch

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ và cao huyết áp. Theo đó, vì trong men nếp cẩm có chứa chất lovastatine và ergosterol nên có khả năng tái tạo mạch máu, phòng tránh tai biến tim mạch. Chúng cũng không gây ra các phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn nên rất tốt cho những người phẫu thuật tai biến mạch máu não.

Hơn nữa, dùng rượu nếp cẩm đúng liều lượng còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, hiệu quả cho những người có vấn đề về tim mạch hay huyết áp. Tuy nhiên, để hạn chế rượu lên men đậm lâu ngày sinh mùi cồn và bị chua, bạn nên bảo quản rượu nếp trong tủ lạnh để dùng lâu ngày.

Tốt cho dạ dày

Gạo nếp cẩm nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu dạ dày, nhất là những người bị viêm loét dạ dày không thể tiêu thụ cơm tẻ. Ngoài ra, với những người thường xuyên bị nôn mửa, có thể lấy một nắm nếp rang vàng cháy, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm. Khi bị chảy máu cam, rang vàng hạt nếp, tán nhuyễn, một lần uống khoảng 6-7 g với nước nguội.

cong-dung-cua-nep-cm-voi-phu-nu-1

Tốt cho phụ nữ sau sinh

Trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene thường không có trong các loại nếp khác.

Mẹ sau sinh nếu thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt, ngoài ra còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con. Cháo gạo nếp nấu suông hay còn gọi là cháo hoa có tác dụng mát ruột đối với những trường hợp nặng bụng, nếu được nấu nhừ với móng giò, chân giò heo, đu đủ non, lõi thông thảo và lá sung sẽ vừa là món ăn ngon vừa là bài thuốc cổ truyền có tác dụng làm tăng tiết sữa, vừa bổ sung sắt cho phụ nữ cho con bú. Nước cháo gạo nếp cũng đặc biệt tốt cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Vì vậy, nếp cẩm không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn giúp mẹ sau sinh khỏe mạnh hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Lưu ý

Gạo nếp, đặc biệt là nếp cẩm mang lại những giá trị dinh dưỡng rất cao cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn chú ý khi dùng nếp cẩm nên kết hợp cũng một số loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc sẽ kích thích tiêu hóa và giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ dễ dàng hơn.

(Theo Ngôi sao)

Đắp thuốc chữa chứng đái dầm ở trẻ em

Đái dầm ở con trẻ là một điều phiền muộn của "không bệnh, không nguy hiểm" nhưng nhiều khi xoay đủ mọi cách: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, uống thuốc, thay đổi chế độ uống... cũng không đem lại hiệu quả gì. Trong đông y, để chữa chứng bệnh này còn có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp thuốc vào rốn, người xưa gọi là "Phu tề liệu pháp". Dưới đây, xin được giới thiệu để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: tang phiêu tiêu, khiếm thực, lưu hoàng, ngũ bội tử lượng vừa đủ. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 5g trộn với nước thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính hoặc vải gạc, 2 ngày thay thuốc 1 lần, 5 lần là một liệu trình. Công dụng: tang phiêu tiêu bổ thận trợ dương, cố tinh sáp niệu; khiếm thực ích thận sáp niệu; lưu hoàng bổ hỏa tráng dương, ôn ấm hạ tiêu hư lãnh. Bài thuốc dùng tốt cho trẻ đái dầm do thận dương bất túc.

Bài 2: sinh khương 30g, phá cố chỉ 12g, phụ tử chế 6g. Phụ tử và phá cố chỉ tán bột, sau đó cho sinh khương vào giã nát thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng vải gạc hoặc băng dính, vài ngày thay thuốc một lần. Công dụng: ôn thận sáp niệu, đạt hiệu quả từ 80 - 90%.

Đắp thuốc chữa chứng đái dầm ở trẻ em 1 Hành trắng cả rễ, lưu hoàng giã nát thành cao đắp lên rốn trị đái dầm.

Bài 3: đinh hương, nhục quế, phá cố chỉ, ngũ bội tử lượng bằng nhau. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi lần lấy 6g hòa với rượu trắng thành dạng cao rồi đắp vào rốn, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 4: phúc bồn tử 6g, kim anh tử 6g, ngũ vị tử 6g, thỏ ty tử 6g, sơn thù 6g, tang phiêu tiêu 6g, đinh hương 3g, nhục quế 3g. Tất cả tán vụn, rây kỹ, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 2g đổ vào rốn rồi nhỏ 1 - 2 giọt rượu trắng lên trên. Sau đó tiếp tục dùng bột thuốc hòa với nước ấm thành dạng cao đắp lên trên, cố định bằng băng dính, 3 ngày thay thuốc 1 lần. Công dụng: ôn thận sáp niệu, dùng rất tốt cho trẻ bị đái dầm do thể chất hư nhược.

Bài 5: ích trí nhân 3g, đinh hương 5 cái, đại hồi 1 cái, nhục quế 3g, sinh khương vừa đủ. Giã sinh khương lấy nước cốt, các vị khác tán thành bột, trộn đều với nước sinh khương rồi nặn thành một cái bánh. Hàng ngày dùng bánh thuốc hơ nóng rồi chườm vào rốn, khi nguội lại hơ lại cho ấm rồi chườm tiếp trong 30 phút, mỗi ngày 1 lần.

Bài 6: hành trắng cả rễ 3 nhánh (dài chừng 5cm), lưu hoàng 30g. Hai thứ cùng giã nát thành dạng cao rồi đắp lên rốn, cố định bằng băng dính trong 8 giờ rồi bỏ ra. Công dụng: hành ôn kinh tán hàn, thông khí bàng quang; lưu hoàng ôn bổ mệnh môn hỏa, cả hai phối hợp với nhau có tác dụng sáp niệu, trị đái dầm.

Bài 7: lưu hoàng 30g, hành tây 120g, hà thủ ô 30g. Hà thủ ô và lưu hoàng tán thành bột, hành tây giã nát, trộn tất cả với dấm gạo thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, 5 lần là một liệu trình.

Theo quan niệm của đông y, rốn là nguồn gốc của tiên thiên (thứ vật chất cơ bản của sự sống được bẩm thụ từ cha mẹ), có quan hệ mật thiết với ngũ tạng, lục phủ và tất cả các kinh mạch trong nhân thể. Bởi vậy, khi dùng thuốc đắp vào rốn có thể đạt được mục đích điều hòa cân bằng âm dương, khứ tà phù chính, khôi phục sức khỏe cho cơ thể. Cơ sở lý luận của phương pháp đắp thuốc vào rốn để điều trị dái dầm ở trẻ em cũng không ngoài ý nghĩa này. So với các phương pháp trị liệu khác, dễ được con trẻ chấp nhận hơn vì không gây đau đớn sợ hãi do châm chích hoặc cảm giác khó chịu, buồn nôn do mùi vị khác lạ của thuốc uống. Điều duy nhất cần lưu ý là: nếu trẻ bị dị ứng tại chỗ do thuốc đắp thì phải bỏ thuốc ra, rửa sạch rốn bằng nước muối ấm và chuyển dùng phương pháp khác.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Xử trí hẹp bao quy đầu ở bé trai

Hỏi: Con tôi bị hẹp bao quy đầu. Điều này có nguy hiểm không?

(Lê Văn An - TP.HCM)

Trả lời:Hẹp bao quy đầu, có tên khoa học là Phimosis, là tình trạng bao da u bó chặt lại toàn bộ quy đầu làm cho quy đầu không lộn ra được.

Ở điều kiện sinh lý bình thường, nam giới sinh ra lúc đầu ai cũng hẹp bao quy đầu sinh lý, do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao qui đầu và quy đầu. Đến 3 - 4 tuổi, dương vật to dần ra, lớp bề mặt da gọi là thượng bì bong ra, đồng thời có sự tích tụ lại một số chất bợn khi đi tiểu nằm bên dưới da quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi bao; nhờ những lần dương vật cương lên khi mắc tiểu, hay lúc ngủ.

Bao quy đầu là một bao da mỏng được bọc phía ngoài của đầu dương vật, gồm có hai lớp da, lớp ngoài liền với da của thân dương vật, sau khi trùm kín quy đầu rồi gập lại, từ đây lớp trong được hình thành, dính sát vào rãnh quy đầu. Ở phía mặt dưới của quy đầu, lớp da này gấp lại thành một nếp gờ gọi là dây hãm, còn gọi tên khác là dây thắng để giúp dương vật thẳng khi cương. Bên trong hai lớp da này được cấu tạo bởi mô liên kết gồm rất nhiều sợi chun giãn, đàn hồi; do đó bao quy đầu có thể lộn ra, lộn vào một cách dễ dàng. Đến tuổi dậy thì, dương vật phát triển nhanh, to và dài ra và bao quy đầu lộn ra ngoài.

Biểu hiện của hẹp bao quy đầu là bao quy đầu không lộn ra ngoài được, kể cả dùng tay không kéo phần da ra được. Khi bị hiện tượng này làm cho nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên, khi đi tiểu thường không hết nước tiểu, một lát sau mới chảy ra hết; bao quy đầu dễ bị viêm nhiễm, chất tiết đọng lại thành mảng trắng. Khi trưởng thành, hẹp bao quy đầu gây đau khi dương vật cương cứng, một số trường hợp gây không cương cứng được; nếu điều trị không kịp thời sẽ tích tụ các chất bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này và có thể dẫn tới ung thư dương vật.

Giải pháp tốt cho điều trị hẹp bao quy đầu hiện nay rất đơn giản và hiệu quả, đối với trẻ dưới 5 tuổi, thường dùng thuốc thoa tại chỗ, có corticosteroid với hàm lượng 0,1% dexamethasone, thoa lên bao quy đầu, 3 lần mỗi ngày trong thời gian 6 tuần, dưới tác dụng của corticosteroid thì bao quy đầu dãn ra và tuột xuống được. Đối với trẻ trên 6 tuổi mà bao quy đầu chưa tuột ra và đã bôi thuốc mà không kết quả kể cả người lớn kèm theo mỗi lần đi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng như bong bóng hay thường bị viêm bao quy đầu, thì nên phẫu thuật cắt bao qui đầu. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, laser kỹ thuật cao ra đời, nên cắt bao quy đầu trở nên đơn giản, phẫu thuật không gây chảy máu, ít đau, chỉ cần gây tê tại chỗ, sau mỗ không cần cắt chỉ, thời gian phẫu thuật khoảng 15 - 20 phút, không phải nhập viện, sau mổ người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ vài chục phút rồi ra về, tự chăm sóc hậu phẫu, lành sau khoảng sau 10 ngày đến 2 tuần.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

Những biến chứng sức khỏe khi uống nước sai cáchNhững biến chứng sức khỏe khi uống nước sai cáchNSƯT Anh Dũng sẽ được phong tặng NSND vào tháng 9?NSƯT Anh Dũng sẽ được phong tặng NSND vào tháng 9?Những hot girl lấy chồng sớm và kém may mắn trong hôn nhânNhững hot girl lấy chồng sớm và kém may mắn trong hôn nhân

 

Nhiều thai phụ phải nhập viện vì sốt xuất huyết

Khi mang bầu, sức đề kháng của người phụ nữ sẽ giảm, nên dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm như cúm, Rubella, thủy đậu,... đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Các chuyên gia cảnh báo, để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con, khi có biểu hiện sốt, chị em có thai cần đi khám ngay, đặc biệt, nếu nghi ngờ SXHD phải nhập viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Nhiều bà bầu ở Hà Nội bị SXHD

Theo TS.BS. Đỗ Duy Cường - Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, tuy thời tiết trở lạnh nhưng số bệnh nhân mắc SXHD chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt, đang là mùa sinh nở nên số thai phụ nhập viện do SXHD có chiều hướng gia tăng. Chỉ tính riêng 3 tuần đầu của tháng 11/2015, có tới gần 30 bệnh nhân đang có thai hoặc liên quan đến thai sản phải nằm điều trị nội trú vì SXHD, gần như ngày nào cũng có 1, 2 ca SXHD là bà bầu đến khám và nhập viện tại khoa.

Điển hình là bệnh nhân P.T.M.H (31 tuổi), ở Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, nhập viện ngày 19/11/2015 trong tình trạng toàn thân phù to, có các mảng, nốt xuất huyết dưới da, ra máu âm đạo, khó thở, sốt cao 39,5 độ C. Theo BS. Cường, đây là ca bệnh SXHD nặng nhất từ đầu mùa dịch tới nay trên một sản phụ tiền sản giật, sau mổ thai đẻ non sinh đôi đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai.

Sau 1 tuần điều trị tích cực tại Khoa Truyền nhiễm, được truyền máu 2 lần, mỗi lần 700ml khối hồng cầu, bù albumin, lợi tiểu và hội chẩn với các chuyên khoa liên quan (sản, thận, huyết học,...), đến ngày 26/11/2015 tình trạng của bệnh nhân P.T.M.H đã khá lên và qua giai đoạn nguy kịch. Bệnh nhân không còn ra máu âm đạo, tỉnh táo, đỡ phù. Xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu và các chỉ số sinh hóa, huyết học đã trở về bình thường.

TS.BS. Đỗ Duy Cường - Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho thai phụ mắc sốt xuất huyết.

Một trường hợp khác là bệnh nhân N.T.H (34 tuổi) ở tập thể Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội đang có thai 12 tuần, nhập viện ngày 19/11/2015 trong tình trạng sốt cao liên tục đã 3 ngày, toàn thân đau mỏi và xuất hiện chấm xuất huyết dưới da. Rất may mắn, sau 5 ngày điều trị và theo dõi sát sao, đến ngày 24/11/2015, tình trạng của bệnh nhân N.T.H đã tiến triển theo hướng khả quan. Xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân đã tăng dần và qua mức nguy hiểm. Ngày 26/11/2015, bệnh nhân N.T.H đã được xuất viện, cả mẹ và thai nhi đều được an toàn.

Những nguy cơ do SXHD với cả mẹ bầu và thai nhi

Các chuyên gia cảnh báo, nếu thai phụ bị SXHD thì cả mẹ và thai nhi đều có thể bị đe dọa tính mạng vì bệnh khó điều trị hơn so với người bình thường. Phụ nữ mang thai những tháng đầu bị SXHD có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như chảy máu khó cầm, rau bong non, tiền sản giật... dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Với phụ nữ mang thai, việc giảm số lượng hoặc chức năng của tiểu cầu rất nguy hiểm bởi tình trạng chảy máu và rối loạn đông máu, tổn thương gan thận, xuất huyết não, phù phổi,... có thể xảy ra, đặc biệt là lúc sinh nở. Ngoài ra, những bé sinh ra từ bà mẹ tiểu cầu hạ có thể bị thiếu hụt tiểu cầu trong những ngày đầu, thậm chí vài tuần sau sinh.

BS. Nguyễn Quang Tuấn - Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết: Điều trị bệnh nói chung và sốt xuất huyết nói riêng cho phụ nữ mang thai thường rất khó khăn. Cần phải theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế có đầy đủ các chuyên khoa khác cùng phối hợp như sản, huyết học, hồi sức,... để xử trí kịp thời khi có biến chứng xảy ra. Trong quá trình điều trị, thận trọng trong việc chỉ định dùng thuốc (truyền dịch, truyền máu, thuốc hạ sốt, kháng sinh,...) vì ảnh hưởng của nó đối với thai. BS. Tuấn cảnh báo, để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con, khi có biểu hiện sốt, chị em có thai cần đi khám ngay. Đặc biệt, nếu nghi ngờ SXHD, phải nhập viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Các chuyên gia chia sẻ, phụ nữ đang mang thai cần cố gắng tránh mắc bệnh SXHD, để làm được điều đó nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,... để đuổi và diệt muỗi. Nên tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh môi trường ở nơi mình đang sinh sống để góp phần phòng chống SXHD.

Mai Thanh

7 dấu hiệu nhận biết gan không khỏe mạnh

Gan là một trong những tạng quan trọng nhất của cơ thể. Nếu chức năng gan hoạt động không tốt. Cơ thể sẽ mắc rất nhiều bệnh. Một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn cần lưu ý nhận ra trước khi quá muộn.

 

7 dấu hiệu nhận biết gan không khỏe mạnh 1

1. Hơi thở "có mùi": Có thể chưa bao giờ bạn nghĩ rằng hơi thở "có mùi" lại có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan. Nếu gan của bạn không hoạt động tốt thì miệng thường có mùi. Tình trạng này là do cơ thể sản sinh quá nhiều ammonia. 2. Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt: Chức năng gan bị tổn thương có thể liên quan với tổn thương da và mệt mỏi ở mắt. Da dưới mắt cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Nếu bạn thấy rất khó để khỏi quầng thâm mắt và mỏi mắt thì hãy đi khám bác sĩ ngay. Đó có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan. 3. Các vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa: Nếu gan chứa nhiều chất béo, bạn sẽ không thể tiêu hóa cả nước. Tuy nhiên, các vấn đề về tiêu hóa ở mức nhẹ song xảy ra trong khoảng thời gan đều đặt thì cũng có thể là chỉ báo cho thấy gan bị tổn thương. 4. Thay đổi về màu da: Những thay đổi ở màu da có thể xảy ra là do tổn thương gan. Những đốm trắng trên da có thể xuất hiện khi chức năng gan hoạt động không tốt. 5. Phân và nước tiểu màu ngăm đen: Những người có các vấn đề về mất nước thường có phân và nước tiểu màu nâu sậm. Ngoài triệu chứng của mất nước thì hiện tượng này cũng là chỉ báo về chức năng gan hoạt động không tốt. 6. Mắt và móng tay bị vàng: Khi màu trắng của mắt và của móng tay ngả sang màu vàng thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay để được chữa trị kịp thời. 7. Trướng bụng: Gan sẽ to lên do nhiễm trùng hoặc tổn thương gan. Nếu bệnh tình không được điều trị, dạ dày của bạn cũng sẽ phình lên. Để giúp gan khỏe mạnh, bạn nên tránh các thói quen ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều chất béo. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe như rau và trái cây.

 

 

Theo Giadinh.net

Tiêu chảy mùa nắng nóng ở trẻ, cảnh giác chưa bao giờ thừa

Bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhiều nhất vào mùa nắng, nóng. Lứa tuổi mắc bệnh từ trẻ nhỏ cho đến người cao tuổi. Tiêu chảy cấp tính nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Tiêu chảy cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Gọi là tiêu chảy khi phân bài tiết ra nhanh, lỏng, có khi toàn nước, lẫn máu, có khi có màu hoa cà, hoa cải, mùi tanh, có khi chỉ thấy toàn nước đục như nước vo gạo và đi ngoài nhiều lần trong một ngày đêm, đặc biệt có khi phân tự chảy ra không thể đếm được số lần đi ngoài.

Nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ em

Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một số nguyên nhân thường gặp nhất sau đây:

Tiêu chảy do vi khuẩn: trong trường hợp này thường do ngộ độc thức ăn, nhất là mùa hè do thời tiết nóng bức nên uống nước lã, nước đá không được sát khuẩn, thức ăn ôi thiu, thức ăn để nhiều giờ, nhiều ngày sau khi đã đun chín, ăn rau sống… Điển hình trong các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn là vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn (salmonella), vi khuẩn lỵ (shigella), vi khuẩn E.coli và đặc biệt là vi khuẩn tả (vibrio cholerae) gây bệnh tiêu chảy cấp tính nặng, mang tính chất rất nguy kịch có thể dẫn đến tử vong, nhất là trẻ em. Gần đây người ta phát hiện ra vi khuẩn campylobacter cũng có khả năng gây tiêu chảy.

Tiêu chảy do virus: trong các loại virus đường ruột thì điển hình và hay gặp nhất là rota virus. Có đến trên 60% tiêu chảy ở trẻ em là do virus này.

Tiêu chảy do ký sinh trùng: hay gặp nhất là loại tiêu chảy do lỵ amip, tiếp đến là một số loài giun. Trong các loài giun thì hay gặp nhất trong bệnh gây tiêu chảy là giun đũa, giun kim. Ngoài giun ra, một số loại nấm cũng có thể gây nên tiêu chảy, điển hình là nấm candida albicans.

Bên cạnh các căn nguyên vừa nêu trên, bệnh tiêu chảy còn có thể gặp do độc tố hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý hay dùng thuốc kháng sinh đường ruột kéo dài, không đúng chỉ định của bác sĩ gây nên hiện tượng loạn khuẩn. Trong bài viết này chỉ đề cập đến căn nguyên gây tiêu chảy ở trẻ vào mùa nắng nóng do vi sinh vật gây nên.

Phân loại tiêu chảy

Người ta phân thành 2 loại tiêu chảy: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính.

Tiêu chảy cấp tính

Bệnh nhân đi ngoài nhiều lần, phân lúc đầu lỏng, sau chỉ có nước. Trong những trường hợp có tổn thương niêm mạc ruột (vi khuẩn lỵ) thì phân có lẫn máu và nhiều khi phân chỉ có nước màu hồng nhạt như nước rửa thịt hoặc lờ lờ máu cá. Cùng với tiêu chảy là đau bụng, buồn nôn hoặc nôn (đặc biệt nhất là ngộ độc thức ăn do tụ cầu vàng).

Bệnh nhân ở trong tình trạng mất nước. Mất nước nhiều hay ít còn tùy theo lượng nước bị mất khi đi ngoài, nếu mất nước nhẹ bệnh nhân có thể chỉ thấy khát nước, hơi mệt mỏi. Nếu mất nước nhiều (nặng): khát nhiều, mắt trũng, môi khô, da lạnh, nhăn nheo, tiểu ít (có khi không đi tiểu), huyết áp tụt (có khi không đo được), mạch nhanh, nhỏ, khó bắt. Trong những trường hợp như thế này nếu không cấp cứu kịp thời bất luận là do vi khuẩn gì đều rất dễ đưa đến tử vong, nhất là trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm.

Tiêu chảy mạn tính: tiêu chảy mạn tính ở trẻ thường liên quan đến chế độ ăn uống không hợp lý, nhất là mùa nắng nóng. Tiêu chảy mạn tính có thể xảy ra trong nhiều ngày, nhiều tháng, có khi lâu hơn. Số lần đi tiêu không nhiều như cấp tính nhưng do tiêu chảy kéo dài nên làm cho người bệnh ở trong tình trạng mất nước, chất điện giải triền miên, làm cho cơ thể suy sụp, ở trẻ rất dễ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng nặng, làm giảm chức năng sinh miễn dịch rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác và dễ đưa đến tử vong.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh tiêu chảy

Nguyên tắc điều trị

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định và có hướng xử lý kịp thời. Lý tưởng nhất là tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy để giải quyết triệt để. Nếu không phải do vi khuẩn thì cần bù nước và chất điện giải như ORS (oresol), nếu trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho bú mẹ, tiếp tục cho chế độ ăn bổ sung bình thường như: súp cà rốt, nước quả hồng xiêm xay, nước chuối chín xay. Nếu không có ORS thì cho trẻ uống nước gạo rang, nước cháo có muối... Không dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu nghi ngờ do vi khuẩn tả thì việc bù nước và chất điện giải phải hết sức khẩn trương, kịp thời không được chậm trễ. Nếu tiêu chảy do vi khuẩn hoặc do lỵ amip thì cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị dùng thuốc gì, liều lượng ra sao, dùng trong bao nhiêu ngày, không nên nghe theo lời mách bảo của những người không có chuyên môn.

Nguyên tắc phòng bệnh

Trong mùa nắng nóng để tránh mắc bệnh tiêu chảy cho trẻ nên làm như sau: luôn luôn ăn chín, uống nước đun sôi để nguội; dùng nước sạch để nấu thức ăn và nước uống cho trẻ; không ăn thức ăn đã thiu, ôi.

Tích cực diệt ruồi, nhặng bằng mọi hình thức như các biện pháp dân gian, hóa chất…

Phải quản lý phân và chất thải của người bệnh bị tiêu chảy thật tốt, nhất là các vùng nông thôn. Cố gắng đổ phân vào hố xí tự hoại, bán tự hoại hoặc ít nhất cũng phải có hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh, đúng quy cách.

Đảm bảo chệ độ ăn, uống cho trẻ để tránh rối loạn tiêu hóa.

Cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh (trẻ lớn), rửa tay trước khi ăn tốt nhất là bằng xà phòng hoặc dung dịch chứa xà phòng.

Khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ đến khám ở cơ sở y tế, không nên tự động mua thuốc kháng sinh cho trẻ dùng hoặc bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu

Chuẩn mới chẩn đoán béo phì ở người Việt NamChuẩn mới chẩn đoán béo phì ở người Việt NamĐã có kết luận về ca tử vong bệnh nhi 6 tháng tuổiĐã có kết luận về ca tử vong bệnh nhi 6 tháng tuổiDi dời ngay 13 hộ dân ra khỏi làng nghề tái chế chì Đông MaiDi dời ngay 13 hộ dân ra khỏi làng nghề tái chế chì Đông Mai

Xử trí hóc xương

Một trong những nguyên nhân gây ra hóc xương là do cười đùa khi ăn, ăn nhanh nuốt vội, say rượu, ăn cả xương hoặc không phát hiện ra xương nên ăn và nuốt luôn. Vị trí hóc thường gặp ở họng, thành họng sau, thực quản... Biểu hiện của hóc xương là đau khi nuốt, nuốt vướng. Nếu để muộn sau 24 giờ trở đi có thể có biến chứng viêm tấy hoặc áp-xe nơi xương hóc. Biểu hiện sốt, nuốt đau không ăn uống được.

Nội soi họng xử trí dị vật. Ảnh: Trần Minh

Xử trí khi hóc xương: ngay sau khi bị hóc xương, người bệnh nên dừng bữa ăn. Tuyệt đối không chữa mẹo hay cố ăn miếng to nhằm đẩy xương hóc trôi xuống sẽ gây hậu quả nghiêm trọng vì xương hóc có thể đâm thủng bất cứ vị trí nào của đường tiêu hóa. Điều quan trọng là không được chần chừ hay e ngại mà phải đi khám tai mũi họng ngay (trong vòng 6 giờ đầu) để bác sĩ soi và gắp xương càng sớm càng tốt, tránh để lâu gây nhiễm khuẩn. Trường hợp xương hóc ở vùng trên họng, bác sĩ có thể soi bằng gương thông thường thấy thì việc gắp sẽ dễ dàng. Trường hợp xương hóc ở sâu phải dùng ống soi họng hoặc thực quản để gắp. Đặc biệt trường hợp hóc xương ở thực quản đến muộn đã có biến chứng nhiễm khuẩn việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều. Ngoài việc nội soi gắp xương còn phải hút mủ ổ viêm, đặt sonde mũi dạ dày để nuôi dưỡng người bệnh. Trường hợp nặng hơn có thể phải phải phẫu thuật mở lồng ngực dẫn lưu ổ áp-xe và lấy dị vật khi nội soi thất bại.

Để không bị hóc xương mọi người cần chú ý: không ăn uống vội vàng, không nói chuyện và cười đùa trong khi ăn, không nên húp cơm canh, cháo bún, nhai cả xương lẫn thịt, đặc biệt trẻ em và người già khi chế biến món ăn cần loại bỏ xương trước khi ăn. Khi đã hóc xương tuyệt đối không được chữa

mẹo. BS. Trần Mạnh Toàn

Dấu hiệu và cách trị viêm khớp tự phát ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau khớp trẻ em như đau mỏi xương khớp tuổi phát triển, viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao, viêm sau chấn thương..., cho đến những bệnh khớp mạn tính do một số rối loạn miễn dịch hoặc giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp. Một trong những bệnh khớp mạn tính thường gặp ở trẻ em là bệnh viêm khớp tự phát.

Bệnh viêm khớp tự phát ở trẻ em thuộc nhóm bệnh tự miễn, là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, bệnh nhân bị bệnh trước 16 tuổi. Bệnh thường khởi phát sau khi nhiễm virut hoặc nhiễm khuẩn (Chlamydia mycoplasma, Streptococcus, Salmonella, Shigella).

 Bệnh này không hiếm gặp nhưng rất ít cha mẹ hiểu biết rõ nên đa số trẻ thường được đưa đến chuyên khoa khám muộn. Một số trẻ em trước khi đến Bệnh viện Nhi đã đi khám, chữa hàng năm trời ở nhiều nơi nhưng không phát hiện bệnh dẫn tới bệnh tiến triển nặng, biến dạng khớp và nhiều biến chứng khác.

Dấu hiệu và cách trị viêm khớp tự phát ở trẻ 1Khớp bàn tay bị viêm trong bệnh viêm khớp tự phát ở trẻ em.

Các triệu chứng của viêm khớp tự phát

 Sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng thuốc giảm đau thông thường. Trẻ có thể bị nổi ban đỏ ở thân mình và các gốc chi, nhưng các mẩn đỏ này mất rất nhanh. Triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra ngay từ đầu hay sau vài ngày, trẻ có thể bị sưng đau một vài hoặc nhiều khớp như khớp cổ tay, khớp gối, khớp háng, mắt cá chân...

Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh khớp tự phát ở trẻ em có khả năng gây tàn phế. Vì vậy khi thấy trẻ có những biểu hiện viêm khớp trên 6 tuần, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng thuốc giảm đau liều thông thường cần phải đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh biến chứng teo cơ thậm chí tàn phế.

Ở trẻ lớn thường là thể viêm ít khớp, chủ yếu ở một vài khớp to như khớp gối, khuỷu tay, khớp háng, nhưng cũng có thể gặp ở khớp thái dương hàm và khớp cổ. Nơi khớp sưng thấy phù nề, sờ nóng nhưng không đỏ và ít đau. Khi sụn khớp đã bị dính và xơ thì khớp trở nên cứng và hạn chế sự vận động kèm theo các cơ ở chi đó bị teo. Ngoài các triệu chứng ở khớp ra, trẻ có thể sốt cao, phát ban, hạch to, viêm thanh mạc, viêm màng phổi...

Điều trị viêm khớp tự phát thế nào?

Mục đích của điều trị là kiểm soát tiến triển của bệnh càng sớm càng tốt nhằm hạn chế đến mức tối đa những thương tổn gây phá hủy và biến dạng khớp, tối ưu hóa các vận động khớp nhằm đạt tới chức năng khớp bình thường cho bệnh nhân. Điều trị bao gồm các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc...

Biện pháp không dùng thuốc (vật lý tri liệu)

Có thể dùng các biện pháp như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng, tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp... Tuy nhiên, trong thời gian đau nhiều có thể tạm thời bất động khớp nhưng cần lựa chọn tư thế sao cho giữ được biên độ vận động lớn nhất.

Cố gắng duy trì các sinh hoạt thường ngày của trẻ như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, học tập ở trường lớp bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, trong những đợt tiến triển nên cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt và đặc biệt có giấc ngủ đầy đủ.

 Biện pháp dùng thuốc bao gồm thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống viêm giảm đau và các thuốc điều trị cơ bản tức thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm làm giảm, khống chế quá trình viêm khớp.

Do đặc thù bệnh khởi phát ở tuổi trẻ em, tổn thương nhiều vị trí, có thể có những biến chứng ảnh hưởng xấu đến việc sinh hoạt của trẻ nên việc điều trị cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa như thấp khớp học, nhi khoa, phục hồi chức năng, chuyên gia tâm lý kết hợp với sự chăm sóc của gia đình.

BS. Trần Quang Nhật

 

Rước bệnh với những đồ giải nhiệt tẩm hóa chất cực bẩn

Trà chanh

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Trà chanh.

Trà chanh thứ nước giải nhiệt cực đã. Thức uống thanh nhiệt này được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh doanh, muốn thức uống đẹp mắt, ngon miệng mà giá thành lại rẻ là tiêu chí cạnh tranh, hút khách mà chủ quán có thể dùng những nguyên liệu rẻ tiền như: Ở một số cửa hàng bán nước giải khát, người ta sử dụng trà vụn, chanh hóa học mà người bán hàng gọi là chanh tinh luyện, đường hóa học và tinh dầu nhài để chế ra trà chanh.

Tinh chất chanh và siro không rõ nguồn gốc.

Với các loại tinh chất là hàng trôi nổi, không nhãn mác có các tạp chất còn tồn tại trong đó, khi dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cao nhất có thể dẫn đến sỏi thận hoặc ung thư.

Trà đá

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Trà đá, tuy rẻ nhưng cũng có thể được pha bằng các loại bột hương liệu.

Chỉ với 2000-3000 đồng là bạn đã có một cốc trà đá mát lạnh. Tuy rẻ nhưng thức uống này cũng có thể được pha chế bằng bột hương liệu tạo mùi, tạo màu, tạo vị cùng với nước lã, đá bẩn,… chứa các chất độc hại, vi trùng vi khuẩn, ảnh hưởng lớn đến thận, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa của bạn. Thậm chí khi chúng có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli - một loại vi khuẩn chứa trong phân. Khi sử dụng chúng với tỷ lệ cao sẽ khiến bạn bị ngộ độc.

Trà sữa trân châu

Thức uống này rất được các bạn trẻ ưa chuộng và đã làm mưa làm gió trên thị trường nhiều năm nay. Trước đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh khá nhiều về việc trà sữa trân châu của Đài Loan có chứa chất gây suy thận (axít maleic). Dù cơ quan chức năng VN cũng khẳng định, chưa cấp phép cho loại sản phẩm dạng bột làm trà sữa trân châu của Đài Loan nhưng trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều nguyên liệu pha chế loại đồ uống này không rõ nguồn gốc.

Nhiều chủ quán tiết lộ, các loại trân châu trong trà sữa hoặc các loại chè chủ yếu được nhập từ nước ngoài (nhiều loại trân châu đen xuất xứ Trung Quốc) hoặc lấy mối từ các cơ sở gia công. Cùng với nhiều chất tạo màu, tạo mùi khác để pha chế nên một cốc trà sữa. Bạn hãy cảnh giác khi dùng loại nước uống này.

Chè

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Món khoái khẩu này là món ăn được nhiều người yêu thích từ người lớn đến trẻ nhỏ. Không chỉ đơn thuần là đậu, khoai, chuối, ngô,… mà những cốc chè Thái, chè Sing, chè thập cẩm còn có đày đủ các gia vị khác như rau câu, siro, mứt, trân châu,…

Cốc chè trở nên bắt mắt nhưng thực chất chúng thường được làm từ những nguyên liệu hóa học, phẩm màu, tạp chất không rõ nguồn gốc rất mất vệ sinh.

Những nguyện liệu giúp món chè trở nên hấp dẫn hơn này được bày bán rất nhiều ở các khu chợ đầu mối với số lượng lớn, được đựng trong những túi nilon to lỏng lẻo, không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.

Với những món chè thông thường làm bằng nguyên liệu thiên nhiên sẽ có mùi dịu nhẹ, ngọt thanh. Nhưng với những loại chè được dùng từ những nguyên liệu chứa nhiều hóa chất, phẩm màu thì chúng thường có mùi thơm và vị ngọt hắc, ăn xong có thể sẽ cảm thấy đắng lưỡi hay lợm giọng. Do đó, hãy cảnh giác với những món chè hè phố. Nếu có thời gian bạn nên tự tay nấu chè tại nhà cho cả gia đình cùng ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe của gia đình.

Kem

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Mùa hè, các loại kem que, kem túi, kem ốc quế,… với giá từ 3.000-5.000 đồng được phục vụ ngay ở các cổng trường, vỉa hè, góc chợ... Những loại kem rẻ tiền này thường được sản xuất với nước bẩn, hóa chất tạo màu, tạo mùi vị, bột làm kem không nguồn gốc, nhãn mác...

Rất nhiều mẫu kem đã được kiểm tra và xét nghiệm cho kết quả có chứa chất adao – một loại keo được dùng trong xây dựng. Adao sẽ giúp kem cứng, lâu tan chảy hơn.

Dừa xiêm

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Dừa xiêm được tẩy trắng bằng hóa chất.

Nhiều quán bán dừa xiêm sử dụng một loại bột màu trắng, mịn như bột mì để làm trắng quả dừa. Hòa bột này với nước và ngâm dừa khoảng 2 phút thì những trái dừa không bị thâm đen, màu trắng của trái dừa được giữ trong nhiều ngày.

Chanh muối

Chanh muối là một loại nước giải khát rất được yêu thích. Tuy nhiên, có rất nhiều loại chanh muối được sử dụng công nghệ tẩy trắng siêu tốc, ngâm hóa chất độc hại tại những cơ sở sản xuất cực bẩn.

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Chanh muối được ngâm vào các thùng phuy ngay cạnh cống bẩn.

Một số cơ sở sản xuất, chế biến chanh muối từng bị phát hiện với tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chanh muối được ngâm vào những chiếc thùng phuy sắt to, đã có dấu hiệu gỉ sét, những chiếc thùng đó còn được dựng ngay sát những chiếc cống bẩn, đầy rác thải. Những người công nhân thường xuyên dùng tay trực tiếp, không có găng tay hay dụng cụ vệ sinh hỗ trợ để vớt chanh và rắc muối, mới chỉ nhìn thôi đã biết là vô cùng mất vệ sinh.

thức uống, giải nhiệt, trà chanh, trà đá, chè, chanh muối, trà sữa

Chanh muối ngâm theo quy trình tự nhiên (trái) và chanh muối ngâm tẩm hóa chất tẩy trắng (phải) có màu sắc khác hẳn nhau.

Ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, một số cơ sở còn sử dụng hóa chất tẩy trắng cho chanh. Cả một thùng đầy chanh chỉ cần một thìa bột tẩy trắng. Loại bột này khi cho vào nước ngâm chanh, sẽ làm vỏ chanh trắng, mềm, dễ ngấm muối chỉ trong khoảng nửa tiếng là xong. Còn thời gian để ngâm một lọ chanh muối theo cách bình thường sẽ mất khá lâu thời gian, có khi đến cả tháng. Với cách ngâm hóa chất thế này, vừa tiết kiệm thời gian, mà chanh lại được bảo quản thoải mái, không sợ hỏng hay mốc.

Hà Anh (tổng hợp)

Trị đau dạ dày bằng phương pháp tự nhiênTrị đau dạ dày bằng phương pháp tự nhiênMỹ tố Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông để tạo “sự đã rồi”Mỹ tố Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông để tạo “sự đã rồi”Những yếu tố ảnh hưởng đến ham muốn phòng the không thể ngờNhững yếu tố ảnh hưởng đến ham muốn phòng the không thể ngờ

(Theo Vietnamnet)